Cơ
sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các quy định tại Điều 61 của
Luật Bảo vệ thực vật (trừ cơ sở chỉ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học có
hoạt chất là các vi sinh vật có ích) và được hướng dẫn chi tiết từ Điều 26 đến
Điều 29 của Thông tư này. Các cơ sở được phép hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ
thực vật kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất theo quy định
tại Điều 30 của Thông tư này.
Đối
với cơ sở chỉ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học có hoạt chất là các vi
sinh vật có ích không cần Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất nhưng vẫn phải
tuân thủ các quy định về pháp luật bảo vệ môi trường.
1. Địa điểm
a)
Nhà xưởng được bố trí trong khu công nghiệp phải tuân thủ các quy định của khu
công nghiệp;
b)
Nhà xưởng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong khu công nghiệp phải
được bố trí tại địa điểm đảm bảo:
Vị
trí đặt nhà xưởng phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 mét
(m); phải đảm bảo được các yêu cầu về cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước,
xử lý ô nhiễm môi trường và giao thông.
Nhà
xưởng có tường bao ngăn cách với bên ngoài. Hệ thống đường giao thông nội bộ được
bố trí đảm bảo an toàn cho vận chuyển và phòng cháy chữa cháy.
2. Bố trí mặt bằng, kết
cấu và bố trí kiến trúc công trình nhà xưởng
a)
Khu nhà xưởng sản xuất và kho chứa phải tách rời nhau;
b)
Mặt bằng nhà xưởng phải bố trí các hạng mục công trình hợp lý và có công năng
rõ ràng;
c)
Nhà xưởng
Nhà
xưởng đạt tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
4604/2012: Xí nghiệp công nghiệp, nhà sản xuất - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN:
2622/1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;
d)
Vật liệu xây dựng nhà xưởng là vật liệu không bắt lửa, khó cháy; khung nhà được
xây bằng gạch, làm bằng bê tông hoặc thép. Sàn được làm bằng vật liệu không thấm
chất lỏng, bằng phẳng, không trơn trượt, không có khe nứt và phải có các gờ hay
lề bao quanh;
đ)
Nhà xưởng phải có lối thoát hiểm, được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, sơ đồ và
dễ thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
1.
Thiết bị sản xuất
a)
Có dây chuyền, công nghệ sản xuất phù hợp chủng loại và đảm bảo chất lượng thuốc
bảo vệ thực vật của cơ sở sản xuất ra;
b)
Thiết bị được bố trí, lắp đặt phù hợp với từng công đoạn sản xuất và đạt yêu cầu
về an toàn lao động theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2290-1978 Thiết
bị sản xuất – Yêu cầu chung về an toàn;
c)
Thiết bị có hướng dẫn vận hành, được kiểm tra các thông số kỹ thuật, kiểm định
theo quy định, được bảo trì bảo dưỡng, có quy trình vệ sinh công nghiệp;
d)
Phương tiện chiếu sáng và thiết bị điện khác được lắp đặt tại vị trí cần thiết,
không được phép lắp đặt tạm thời. Mọi trang thiết bị điện phải có bộ ngắt mạch
khi rò điện, chống quá tải.
2.
Phương tiện vận chuyển và bốc dỡ phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành
về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển và được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ
hoặc phát tán thuốc bảo vệ thực vật vào môi trường. Có hình đồ cảnh báo, báo hiệu
nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển.
3.
Các thiết bị, phương tiện an toàn
a)
Trang bị và sử dụng bảo hộ lao động khi vào xưởng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;
b)
Có dụng cụ, thuốc y tế, thiết bị cấp cứu;
c)
Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ ứng cứu sự cố tại cơ sở, hệ thống phòng
cháy, chữa cháy được lắp đặt tại vị trí thích hợp và kiểm tra thường xuyên để bảo
đảm ở tình trạng sẵn sàng sử dụng tốt.
4.
Hệ thống xử lý chất thải
a)
Nhà xưởng có hệ thống xử lý khí thải. Khí thải của nhà xưởng phải đạt Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
b)
Nhà xưởng có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại và QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp;
c)
Xử lý chất thải rắn tuân thủ các quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày
09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Có nơi thu gom chất
thải rắn được che chắn cẩn thận, có dụng cụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
1. Trường hợp cơ sở sản xuất mới hoạt động
phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc tương đương.
Trường hợp cơ sở đã hoạt động từ 02
năm trở lên, phải có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp ISO
9001:2008 hoặc tương đương.
2. Có quy trình sản xuất thuốc bảo
vệ thực vật ghi rõ các thông tin: tên thương phẩm, mã số quy trình, mục đích, định
mức sản xuất (nguyên liệu, phụ gia, định lượng, lượng thành phẩm dự kiến, giới
hạn), địa điểm, thiết bị, các bước tiến hành, kiểm tra chất lượng, nhập kho, bảo
quản, bao bì, nhãn, các điểm lưu ý.
3. Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất
lượng sản phẩm đã được công nhận phù hợp ISO 17025:2005 hoặc tương đương để kiểm
tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.
4. Trường hợp không có phòng thử
nghiệm quy định tại khoản 3 Điều này phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm đã
được công nhận ISO 17025:2005 hoặc tương đương để kiểm tra chất lượng đối với mỗi
lô sản phẩm xuất xưởng.
5. Trường hợp cơ sở đã hoạt động,
phải có hồ sơ lưu kết quả kiểm tra chất lượng đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng,
công bố hợp quy và hợp chuẩn theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Phải lưu mẫu kiểm tra chất lượng đối
với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng tối thiểu 03 tháng.
1. Người trực tiếp quản lý, điều
hành sản xuất phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, bảo
vệ thực vật, sinh học.
2. Người trực tiếp quản lý, điều
hành; người trực tiếp sản xuất; thủ kho phải được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức
về thuốc bảo vệ thực vật; kỹ thuật an toàn hóa chất.
1. Nộp hồ sơ
a)
Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực
tuyến đến Cục Bảo vệ thực vật;
b)
Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng PDF;
c)
Kiểm tra hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định
thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và
yêu cầu bằng văn bản bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Hồ sơ
a)
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b)
Bản thuyết minh điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ
lục XV ban hành kèm theo Thông tư này;
c)
Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại
Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này; Bản sao chụp giấy tờ chứng minh cơ
sở sản xuất đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền
về môi trường cấp;
d)
Trường hợp có phòng thử nghiệm thì nộp bản sao chụp Giấy chứng nhận hoặc các
tài liệu liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO
17025:2005 hoặc tương đương;
đ)
Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì nộp bản sao chụp hợp đồng với phòng thử
nghiệm đã được công nhận ISO 17025:2005 hoặc tương đương;
e)
Trường hợp cơ sở đã hoạt động từ 02 năm trở lên, bổ sung bản sao chứng thực hoặc
bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) giấy chứng nhận hoặc các tài liệu
liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2008
hoặc tương đương.
3. Thẩm định hồ sơ và cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
a)
Cục Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ
sơ đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực
vật quyết định thành lập Đoàn đánh giá. Đoàn đánh giá gồm 3-5 thành viên có
năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý chuyên ngành về lĩnh vực đánh giá.
Đoàn
đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở trước thời điểm đánh giá 07 ngày làm
việc. Thông báo nêu rõ thành phần đoàn, phạm vi, nội dung, thời gian đánh giá tại
cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
b)
Nội dung đánh giá
Sự
phù hợp của cơ sở với các điều kiện quy định tại Mục 1 của Chương này và khả
năng duy trì điều kiện đã quy định.
c)
Phương pháp đánh giá
Kiểm
tra, đánh giá thực tế việc bố trí mặt bằng, điều kiện môi trường, tình trạng
thiết bị, các điều kiện khác của cơ sở;
Phỏng
vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên của cơ sở về những thông tin có liên
quan;
Xem
xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan của cơ sở.
d)
Kết quả đánh giá
Các
điều kiện chưa phù hợp với quy định tại Mục 1 của Chương này phát hiện trong
quá trình đánh giá phải được đưa vào Biên bản đánh giá điều kiện sản xuất thuốc
bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư
này.
Biên
bản đánh giá được ghi đầy đủ các nội dung và có chữ ký xác nhận của đại diện cơ
sở và trưởng đoàn đánh giá.
Trong
trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý với kết quả đánh giá của đoàn, đại diện
của cơ sở có quyền ghi kiến nghị của mình vào cuối biên bản trước khi ký tên và
đóng dấu xác nhận. Biên bản đánh giá vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đại
diện cơ sở không ký tên vào biên bản.
đ)
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Cục
Bảo vệ thực vật xem xét kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả đánh giá để cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:
Trường
hợp hồ sơ hợp lệ, kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn không quá 15
ngày làm việc Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc
bảo vệ thực vật cho cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo
Thông tư này.
Trường
hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu, Cục Bảo vệ thực
vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt yêu cầu và thời
hạn khắc phục. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo
khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết). Trường hợp hợp lệ,
Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực
vật cho cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường
hợp hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, Cục Bảo vệ
thực vật không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
và trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1.
Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ
thực vật hết hạn, nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sản xuất thuốc bảo vệ
thực vật phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận. Hồ sơ, trình tự, thủ tục
cấp lại được thực hiện như quy định tại Điều 30 của Thông tư này.
2.
Trong thời gian hoạt động, nếu cơ sở sản xuất được kiểm tra, đánh giá xếp loại
A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm
tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm
thủy sản và không mở rộng phạm vi sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, các dạng
thuốc thành phẩm, thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 30 của Thông
tư này. Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo
vệ thực vật trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ,
không thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất.
Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét